Điểm nổi bật của gà Hồ – giống gà có nguồn gốc từ Bắc Ninh

Những chú gà Hồ thuần chủng

Gà Hồ Bắc Ninh là một giống gà thuần chủng, được nuôi sống chủ yếu ở làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Gà này được coi là một trong những linh vật của Việt Nam. Gà có thịt chắc, thơm ngon, đang được người dân Lạc Thổ chăn nuôi theo mô hình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cùng AE888 khám phá nhé! 

Gà Hồ thuần chủng

Gà Hồ là giống gà có nguồn gốc Bắc Ninh. Cụ thể là tại làng Lạc Thổ, thị trấn Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là giống gà đã có tuổi đời lớn và được xem là loại gà thượng hạng và xa xưa được dùng để tiến vua.

Theo quan niệm xưa thì gà này là biểu tượng “linh kê” của 5 đức tính là: Văn – Võ – Dũng – Nhân – Tín. Ngày nay, gà Hồ thuần chủng vẫn được nuôi với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Do đó, con người không ngừng sáng tạo để tạo ra các giống mới chất lượng tốt, đặc tính ưu việt hơn.

Những chú gà Hồ thuần chủng
Những chú gà Hồ thuần chủng

Đặc điểm của giống gà Hồ Bắc Ninh

Gà Hồ Bắc Ninh có vóc dáng cao và to hơn các loại khác. Đây được xem là một trong các loại gà chạy bộ nhiều hiện nay. Giống gà trống có màu lông đen ánh xanh và đỏ đậm, lông dài và mượt. Giống gà mái có ba màu lông là màu đất sét, lông chim sẻ và vỏ quả nhãn khô.

Đầu của gà Hồ giống hình đầu con công hay gọi là “đầu công”. Mào của gà gọn giống hình múi chanh úp ngược, dáng hơi đổ, màu đỏ tía hoặc đỏ thẫm. Còn đuôi gà dài to thường xòe như nơm, các lông đuôi đều bằng nhau.

Mỗi khi những chú gà trống cất tiếng gáy là đuôi xòe to như cái nơm. Cánh gà úp vào thân giống như hai vỏ chai úp vào thân được gọi là cánh úp vỏ chai. Chân gà thường to, cao, tròn, có 3 hàng vảy, vảy chân mịn màu vỏ đỗ nành . Gà trống có dáng cao, to, trọng lượng của một chú gà trống nuôi làm giống lên đến 6 – 7 kg. Trọng lượng của gà mái tối đa là 4–5 kg.

Đặc điểm của gà thuần chủng
Đặc điểm của gà thuần chủng

Nhận biết giống gà Hồ thuần chủng với gà lai.

Có thể thấy rằng cả gà Hồ thuần chủng và gà lai đều có mối quan hệ mật thiết đến nhau. Trong đó, giống gà thuần chủng chính là một trong những giống gà có trước. Sau đó mới có gà lai về sau này. Chung quy lại, mục đích chính của hai giống gà này đều đem lại loại thịt chất lượng cao. Đặc biệt là bổ dưỡng để phục vụ cho con người. Tuy nhiên trong đó cũng tồn tại nhiều điểm khác biệt của hai giống này.

Gà Hồ thuần chủng

Dưới đây là một vài đặc điểm của giống gà thuần chủng bạn nên biết:

  • Có đặc điểm nổi bật dễ nhận ra nhất là đôi chân. Chân của gà thuần chủng dài, to, có cảm giác rất mạnh mẽ.
  • Vóc dáng cao to hơn những loại gà thông thường khác.
  • Lông của con gà trống thường có màu đỏ mận, gà mái lông màu vàng nhãn.
  • Dáng đi thường thể hiện sự uy nghiêm, chững chạc, thường được chăn thả tại vườn.
  • Cân nặng của gà Hồ thuần chủng: Đối với gà trống trưởng thành có thể nặng 6kg, gà mái 4-5kg.
Nhận biết gà lai và gà thuần chủng
Nhận biết gà lai và gà thuần chủng

Gà Hồ lai

Những đặc điểm để phân biệt hai loại gà thuần chủng và gà lai như sau:

  • Vóc dáng cao hơn cả giống gà thuần chủng nhưng hiền lành hơn.
  • Thân dài, đùi và chân gà nhỏ.
  • Ngón chân tách rời nhau, có mào sít trên đầu.
  • Con gà mái có mào trái dâu, ngực nở nang.
  • Khỏe mạnh, dễ chăn nuôi, có khả năng chống lại bệnh tật, thời tiết khắc nghiệt tốt.

Cách chăm sóc gà con

Khi gà mới nhập về bổ sung nước, đường, Permasol 500, Vitamin C như sau:

  • 50g đường Gluco, 1g Permasol, 1g Vitamin C với 1 lít nước cho gà uống để tăng sức đề kháng. Nếu sức đề kháng kém thì khả năng chống chịu bệnh tật kém, sau 2 giờ hãy thu máng uống, rửa sạch.
  • Sau 2 – 3 giờ đổ thức ăn cho gà chú ý nên chọn loại cám được với khả năng tiêu hóa thức ăn của gà con. Không nên đổ thức ăn dày quá bởi gà con vừa ăn vừa bới.
  • Khi 7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và Lasota cho gà. 14 ngày tuổi chọn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn. 21 ngày tuổi chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của gà. Mọi vận dụng như máng ăn, uống phải giữ gìn vệ sinh, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để lâu ôi. 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để gà phát triển mạnh. 1 ngày cho ăn 3 – 4 lần; Thức ăn đảo đều; Độ dày thức ăn 0,5 – 1 cm.

Một số căn bệnh có thể gặp

Một vài căn bệnh mà gà Hồ có thể mắc phải như:

  • Bệnh hô hấp mãn tính: Do Mycoplasma gallisepticum gây ra, lây lan chủ yếu qua trứng, hô hấp và tiêu hóa. Gà mái đẻ nhiễm bệnh có thể truyền mầm bệnh cho gà con qua trứng.
Một vài căn bệnh mà gà mắc phải
Một vài căn bệnh mà gà mắc phải
  • Bệnh dịch tả: Gây ra bởi loại virus Paramyxovirus serotype 1. Là bệnh thường gặp nhất ở gà, cút, bồ câu gây tổn thất trong chăn nuôi gia cầm. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh, dụng cụ, gió thổi. Làm cho virus từ nơi này lây sang nơi khác và đặc biệt là lây do chim trời. Thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày có khi vài tuần trong điều kiện tự nhiên.
  • Bệnh tả: Gà nhiễm bệnh có thể chết trong vòng 3-4 ngày với triệu chứng: Suy sụp, bỏ ăn, xù lông, gục đầu, thở khó, phân lỏng màu xanh đôi khi lẫn máu,… Giai đoạn sau, gà bệnh đầu ngoẹo, cổ vòng, liệt chân, cánh. Đối với gà đẻ, thì lượng trứng giảm, trứng non nhiều, màu trắng nhợt.
  • Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm: Gây ra bởi loại virus họ Coronaviridae. Bệnh lây qua đường hô hấp và tiêu hóa do tiếp xúc với gà bệnh, không khí nhiễm mầm bệnh. Bệnh xảy ra trên gà ở các lứa, nhưng nặng nhất là gà con.

Kết luận

Như vậy, có thể thấy qua các đặc điểm trên bạn đã phần phân biệt được gà Hồ thuần chủng và gà lai. Tuy nhiên cả hai đều được nuôi nhằm hướng đến cung cấp thịt cho con người. Nuôi gà thuần chủng và gà lai theo hướng công nghiệp giúp cho nhiều gia đình. Từ đó giúp họ thoát khỏi nghèo đói, đem lại thu nhập tốt hàng năm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *